Multimedia Đọc Báo in

Giải cầu lông mở rộng huyện Ea H’leo năm 2022

10:43, 30/05/2022

Từ ngày 27 đến 29/5, huyện Ea H’leo tổ chức Giải cầu lông mở rộng năm 2022 tranh Cúp BĐS Toàn Thắng – Sắt thép Thảo Nga.

Tham dự giải có hơn 150 vận động viên đến từ 4 câu lạc bộ (CLB) của tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai, gồm: CLB Ea H’leo, CLB Niko Buôn Ma Thuột, CLB Ayun Pa, CLB Chư Sê.

A
Các trận thi đấu luôn diễn ra sôi nổi và thu hút đông đảo người dân đến xem và cổ vũ.

Các vận động viên tranh tài ở nội dung: đơn nam, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ, được chia là 4 nhóm thi đấu gồm: nhóm 1 (mở rộng trên toàn quốc, không phân biệt độ tuổi, trình độ đẳng cấp và hộ khẩu thường trú); nhóm 2: vận động viên có độ tuổi 35 trở xuống; nhóm 3: vận động viên có độ tuổi 36 - 44 tuổi; nhóm 4: lứa tuổi 100+ (cộng tuổi của 2 vận động viên đăng ký thi đấu bằng 100 tuổi hoặc hơn mới được tham gia). Các trận thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt tính điểm.

Kết quả, sau 3 ngày thi đấu sôi nổi, Ban tổ chức đã trao giải Nhất toàn đoàn cho CLB Cầu lông Niko Buôn Ma Thuột; giải Nhì toàn đoàn cho CLB Cầu lông Ea H’leo và các bộ huy chương Vàng, Bạc, Đồng ở mỗi nội dung thi đấu.

A
 Ban tổ chức và nhà tài trợ trao cup, cờ và giải thưởng cho các đơn vị đoạt giải toàn đoàn

Giải cầu lông mở rộng huyện Ea H’leo là hoạt động nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục thể thao của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn huyện, tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Từ đó, thúc đẩy phong trào tập luyện môn cầu lông tại địa phương, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tăng cường tình đoàn kết giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong quá trình thi đấu giữa các vận động viên trong huyện, các câu lạc bộ trong, ngoài tỉnh.

Gia Bảo


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.