Multimedia Đọc Báo in

Hội LHPN huyện Buôn Đôn

Hỗ trợ hơn 70 triệu đồng phòng, chống dịch COVID-19

11:04, 19/08/2021

Đến ngày 19-8 huyện Buôn Đôn có 29 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 22 ca đang điều trị, 7 ca đã khỏi bệnh; đang cách ly tập trung 100 người.

Nhằm động viên, chia sẻ khó khăn với lực lượng tuyến đầu chống dịch và các trường hợp đang cách ly tập trung, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị vận động hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu, trang thiết bị y tế, góp phần chung tay phòng chống dịch bệnh, với tổng kinh phí hơn 70 triệu đồng.

Cụ thể, ngày 18-8, Hội LHPN huyện đã hỗ trợ 70 kg rau, củ, quả các loại và 100 quả trứng gà cho bếp ăn khu cách ly tập trung của huyện tại Trường Dân tộc Nội trú huyện. Trước đó, Ban Chấp hành Hội LHPN huyện đã thăm, tặng nhu yếu phẩm cho Tổ cơ động phòng chống dịch và 70 phụ nữ, trẻ em đang thực hiện cách ly tại khu cách ly tập trung. Đồng thời vận động 3 hội viên phụ nữ tình nguyện tham gia Tổ phòng, chống dịch COVID-19 tại khu cách ly tập trung.

Hội viên phụ nữ huyện Buôn Đôn làm nhiệm vụ tại bếp ăn khu cách ly tập trung của huyện.

Đặc biệt, các cấp Hội LHPN huyện còn phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện, các phòng, ban, tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang huyện và chính quyền địa phương thăm, tặng 438 suất quà, 1.000 khẩu trang y tế, 1.000 kính chắn giọt bắn, 2.500 kg gạo,1.200 quả trứng gà, hơn 1 tạ thịt heo và 400 kg rau xanh cho các chốt kiểm dịch tại xã Ea Nuôl và Ea Wer; Trung tâm Y tế huyện; người dân trong khu vực phong tỏa ở các xã Cuôr Knia, Ea Nuôl, Tân Hòa, Ea Wer, Ea Bar, với tổng trị giá gần 60 triệu đồng.

Các cấp Hội Phụ nữ huyện tặng quà cho Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn.

Thực hiện phương châm “giãn cách nhưng không xa cách”, Hội LHPN huyện Buôn Đôn còn vận động hội viên, các nhà hảo tâm ủng hộ hơn 1 tấn rau, củ, quả chia sẻ khó khăn với người dân TP. Hồ Chí Minh trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Hoàng Ân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.