Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea Kar: Rà soát, quản lý chặt người về từ vùng giáp ranh

15:00, 10/08/2021

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại những địa phương vùng giáp ranh, UBND huyện Ea Kar đã chỉ đạo các xã trên địa bàn tập trung rà soát, quản lý chặt người về huyện từ vùng phong tỏa tại huyện Krông Pắc và M’Drắk.

Theo đó, UBND huyện yêu cầu xã Ea Ô và Cư Elang khẩn trương khảo sát, bố trí lực lượng thành lập ngay các chốt kiểm soát 24/24 giờ theo phương châm “4 tại chỗ” tại các tuyến đường giáp ranh với xã Vụ Bổn (huyện Krông Pắc) để kiểm soát, quản lý chặt chẽ người và phương tiện lưu thông vào địa bàn huyện; thực hiện kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang, khử trùng phương tiện, test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 trong trường hợp cần thiết; kịp thời phát hiện những trường hợp mắc bệnh, hoặc nghi ngờ mắc bệnh để triển khai các biện pháp cách ly theo quy định.

ĐVTN
Đoàn viên, thanh niên huyện Ea Kar phát tờ rơi tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Đồng thời, UBND huyện giao xã Cư Bông khẩn trương phong tỏa đối với những hộ có trường hợp dương tính với SARS-Cov-2 qua test nhanh kháng nguyên; phun khử khuẩn, điều tra, truy vết những trường hợp tiếp xúc gần; thông báo rộng rãi cho người dân không đến những khu vực có trường hợp test nhanh dương tính nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh.

UBND huyện cũng yêu cầu các xã, thị trấn khẩn trương chỉ đạo tổ COVID-19 cộng đồng và lực lượng hữu quan rà soát, thống kê tất cả những trường hợp có đi đến các khu vực bị phong tỏa tại cụm dân cư thôn 9, thôn 11 (xã Ea Riêng, huyện M’Drắk) và thôn 6, thôn 7 (xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc) từ ngày 25-7 đến nay để quản lý và thực hiện kịp thời các biện pháp y tế theo quy định. Nếu để sai sót trong quá trình rà soát, thực hiện khoanh vung, cách ly dẫn đến xảy ra dịch bệnh trên địa bàn quản lý thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm theo mức độ vi phạm.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.