Multimedia Đọc Báo in

Nâng cao chất lượng phát triển đảng viên trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo

10:46, 02/09/2021

Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 31-8-2021 về nâng cao chất lượng phát triển đảng viên trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Những năm qua, công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ tỉnh đã được các cấp ủy đảng quan tâm chỉ đạo và đạt được những kết quả tích cực. Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ tỉnh đã kết nạp 17.176/17.500 đảng viên, đạt 98,14% kế hoạch, nâng tổng số đảng viên của Đảng bộ tỉnh lên 82.234 đồng chí, tăng 23,95% so với nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Tuy nhiên, việc kết nạp đảng viên qua các năm có chiều hướng giảm dần về số lượng; trong đó, năm 2019 và 2020, Đảng bộ tỉnh không đạt chỉ tiêu kế hoạch về kết nạp đảng viên, số đảng bộ không đạt chỉ tiêu kết nạp tăng nhanh.

Để đạt được mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, hằng năm kết nạp đảng viên mới đạt tỷ lệ từ 2 - 3%/tổng số đảng viên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng các cấp nâng cao nhận thức, quán triệt đầy đủ, sâu sắc tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, có trách nhiệm cao trong công việc, gắn bó với nhân dân, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ; vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách, luôn phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng; tất cả các cấp ủy, tổ chức đảng phải coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, trước mắt và lâu dài.

Trên cơ sở chỉ tiêu phát triển hằng năm của Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp chủ động trong công tác tạo nguồn, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới đạt chất lượng, số lượng; tập trung những lĩnh vực, địa bàn còn ít đảng viên...; giao chỉ tiêu kết nạp sát với đặc điểm, tình hình, khả năng của từng tổ chức đảng; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, qua đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở trong công tác tạo nguồn, bồi dưỡng nhận thức về Đảng.

th
Huyện Krông Pắc bồi dưỡng lý luận chính trị cho đối tượng kết nạp đảng. (Ảnh minh họa)

Thường xuyên lãnh đạo các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, kịp thời phát hiện nhân tố tích cực; quan tâm đến việc phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ quần chúng ưu tú để bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng, nhất là đoàn viên, thanh niên, công nhân, người lao động trong các doanh nghiệp trong và ngoài khu vực Nhà nước, các hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp tư nhân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và những người làm ăn giỏi, biết làm giàu chính đáng cho bản thân và tạo công ăn, việc làm cho những người xung quanh... 

Khi xem xét, kết nạp quần chúng vào Đảng phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục. Đảng viên mới kết nạp phải là quần chúng thực sự ưu tú, có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức trong sáng, được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, có nhận thức đầy đủ về Đảng, động cơ vào Đảng đúng đắn. 

Các cấp ủy trực thuộc tỉnh và tổ chức cơ sở đảng cần coi trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật nghiệp vụ công tác xây dựng đảng cho cấp ủy viên, bí thư, phó bí thư tổ chức cơ sở đảng, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở thực hiện đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình theo quy định của Điều lệ Đảng, Quy định, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng hiện hành về kết nạp đảng viên và công nhận đảng viên chính thức.

Các cấp ủy, tổ chức đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp triển khai thực hiện có hiệu quả Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 2-2-2018 của Ban Bí thư về “Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên”. Kết hợp chặt chẽ giữa công tác kết nạp đảng viên với công tác quản lý đảng viên, sàng lọc, kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không đủ tư cách.

Phải xem công tác phát triển đảng viên mới là một chỉ tiêu quan trọng của đảng bộ, nếu không hoàn thành chỉ tiêu này thì xem như chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao; người đứng đầu cấp ủy chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả phát triển đảng viên của đảng bộ mình…

Hồng Chuyên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.