Multimedia Đọc Báo in

Kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất, HĐND tỉnh khóa X: Thông qua 9 nghị quyết quan trọng

14:40, 01/04/2022

Sáng 1/4, HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất. Đây là lần đầu tiên, HĐND tỉnh tổ chức kỳ họp “không dùng văn bản giấy”.  

Tham dự Kỳ họp có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Y Vinh Tơr; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Các đại biểu tham dự Kỳ họp.

Tại Kỳ họp, các đại biểu đã xem xét các tờ trình, báo cáo thẩm tra và thông qua 9 nghị quyết quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: Nghị quyết về kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2021 sang năm 2022 nguồn vốn ngân sách địa phương; Quyết định chủ trương đầu tư và điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư một số dự án trên địa bàn tỉnh; Phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách tỉnh bố trí đối ứng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, kế hoạch năm 2022…

Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Y Vinh Tơr phát biểu tại Kỳ họp.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng xem xét, thảo luận, đóng góp ý kiến về điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án ODA; điều kiện diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Việc thành lập thị trấn Pơng Drang (huyện Krông Búk); Phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; Biên chế hội đặc thù và hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP và Nghị định 161/2018/NĐ-CP của tỉnh Đắk Lắk năm 2022; Nghị quyết bổ sung danh mục dự án phải thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Dự án đầu tư có sử dụng đất phải chuyển mục đích dưới 10 ha đất trồng lúa, dưới 20 ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trong năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến vào các tờ trình, dự thảo nghị quyết.
Đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến vào các tờ trình, dự thảo nghị quyết.

Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Y Vinh Tơr nhấn mạnh: Các Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2022 và những năm tiếp theo.

Đồng chí đề nghị, ngay sau kỳ họp, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch, hướng dẫn để kịp thời triển khai thực hiện các nghị quyết vừa được HĐND tỉnh thông qua; đồng thời tiếp tục rà soát, chỉ đạo, điều hành và thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của HĐND tỉnh đã thông qua tại Kỳ họp thứ 3, có giải pháp hiệu quả khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền.

Đại biểu biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu điện tử thông qua các nghị quyết trình tại Kỳ họp.
Đại biểu biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu điện tử thông qua các nghị quyết trình tại Kỳ họp.

Các cấp, các ngành, địa phương cần tiếp tục đổi mới, chủ động thích ứng, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn theo chủ đề điều hành năm 2022 của Chính phủ “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”.

Thường trực, các Ban của HĐND tỉnh, các Tổ Đại biểu, các vị đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục phát huy tốt hơn nữa vai trò trách nhiệm; tăng cường giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh và theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại địa phương, cơ quan, đơn vị cơ sở; giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri gắn với địa bàn ứng cử, thực hiện có hiệu quả chương trình hành động khi ứng cử và phát huy vai trò chức năng, nhiệm vụ, vị trí công tác…

Lan Anh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.