Multimedia Đọc Báo in

Thị xã Buôn Hồ: Siết chặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19

17:44, 24/10/2021

Trước tình hình diễn biến dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thị xã đang diễn biến phức tạp, sáng 24-10, UBND thị xã Buôn Hồ đã có Công văn số 2195/UBND-VP về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thị xã từ 10 giờ ngày 24-10-2021.

Tạm dừng các hoạt động, dịch vụ không thiết yếu

Theo đó, tiếp tục tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như: karaoke, mát xa, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm tóc (bao gồm cả cắt tóc, gội đầu), làm đẹp; khu vui chơi trẻ em, sân vận động; các chợ tự phát và hoạt động bán hàng rong, buôn bán vỉa hè, vé số dạo; nghi lễ tôn giáo tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; hoạt động văn hóa, giải trí tại các địa điểm công cộng; các cơ sở kinh doanh dịch vụ thể dục, thể thao trong nhà.

Đối với việc tổ chức các hoạt động tập trung trong nhà, không tổ chức các cuộc hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; trường hợp cần thiết tổ chức các hội nghị trên 20 người thì phải được sự đồng ý của Chủ tịch UBND thị xã. Không tập trung quá 10 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa người với người tại các địa điểm công cộng. 

a
Lực lượng chức năng kiểm tra việc chấp hành các quy định trong việc lưu thông trong thời điểm giãn cách ở thị xã Buôn Hồ. (Ảnh minh họa)

Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (quán ăn, nhà hàng, cà phê…): được phục vụ khách ăn uống tại chỗ và phải đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch theo quy định; bắt buộc phải có biển mã quét QR để khách hàng khai báo y tế điện tử, có sổ ghi chép thông tin khách hàng; yêu cầu chủ cơ sở, đầu bếp, người chế biến, người phục vụ phải đeo khẩu trang, găng tay trong suốt thời gian chế biến tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, thực phẩm, phục vụ khách hàng.

Đối với hoạt động thể thao ngoài trời được hoạt động, nhưng không được tập trung quá 10 người trong cùng thời điểm và thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch.

Kiểm soát chặt việc chấp hành các quy định tại các đơn vị cấp 4

Riêng phường Bình Tân, buôn Tring 1, 2, 3 (phường An Lạc) là đơn vị cấp 4 theo bảng đánh giá cấp độ nguy cơ do Sở Y tế cập nhập ngày 23-10-2021 theo Nghị quyết 128/NQ-CP thì thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch sau:

Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa.

Giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp và đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng (trừ các hoạt động y tế và liên quan đến công tác phòng chống dịch).

Tạm dừng các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn phường; chỉ duy trì duy trì hoạt động các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; các cơ sở cung cấp thức ăn nấu sẵn, sơ chế chỉ bán với hình thức mang về và phải đảm bảo điều kiện phòng chống dịch.

Dừng triệt để các hoạt động tôn giáo tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự và các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại địa điểm công cộng và các cơ sở cung cấp dịch vụ.

UBND phường và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn phường bố trí tối đa không quá 50% tổng số cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị để kịp thời giải quyết các công việc. Bộ phận một cửa của phường ngừng tiếp nhận hồ sơ mức độ 1 và 2; chỉ tiếp nhận hồ sơ mức độ 3 và 4.

Các cơ sở được phép hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu phải đáp ứng các điều kiện phòng chống dịch theo quy định và tổ chức xét nghiệm 3 ngày/lần cho người lao động của cơ sở; yêu cầu kiểm soát toàn bộ người đến mua hàng, sử dụng dịch vụ khai báo y tế bằng mã QR Code hoặc ghi chép thông tin người mua hàng để phục vụ truy vết khi cần…

Thúy Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.