Multimedia Đọc Báo in

Giải Việt dã huyện Krông Bông năm 2023

15:14, 15/02/2023

Ngày 14/2, Phòng Văn hóa Thông tin phối hợp với Huyện Đoàn Krông Bông tổ chức Giải Việt dã huyện lần thứ 39, năm 2023.

Tham gia Giải Việt dã có 110 vận động viên đến từ các xã, thị trấn, trường học và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện.

Vận động viên thi đấu các nội dung: cá nhân, đồng đội và được tổ chức theo 2 hệ thống: Giải trẻ (nam cự ly 4 km, nữ cự ly 2 km), giải chính (nam cự ly 5 km, nữ cự ly 3 km).

Vận động viên tham gia giải.
Vận động viên nam tham gia giải cá nhân.

Kết thúc giải, Ban tổ chức đã trao giải Nhất nội dung nam chính cự ly 5 km cho vận động viên Lê Văn Thành (xã Cư Pui); giải Nhất nữ chính cự ly 3 km: vận động viên Nguyễn Thị Thùy Linh (xã Khuê Ngọc Điền); giải Nhất nam trẻ cự ly 4 km: vận động viên Ma Seo Măng (THPT Trần Hưng Đạo, xã Cư Đrăm); giải Nhất nữ trẻ cự ly 2 km: vận động viên Nguyễn Ngọc Diệp (xã Khuê Ngọc Điền).

Đối với Giải đồng đội, giải Nhất nội dung nam chính cự ly 5 km: xã Cư Pui; giải Nhất nữ chính cự ly 3 km: xã Khuê Ngọc Điền; giải Nhất nam trẻ cự ly 4 km: THPT Trần Hưng Đạo (xã Cư Đrăm); giải Nhất nữ trẻ cự ly 2 km: xã Khuê Ngọc Điền.

Ban tổ chức trao giải toàn đoàn cho các đơn vị đạt thành tích xuất sắc.
Ban tổ chức trao giải toàn đoàn cho các đơn vị đạt thành tích xuất sắc.

Giải Nhất toàn đoàn được trao cho xã Khuê Ngọc Điền; giải Nhì toàn đoàn: xã Hòa Sơn; giải Ba toàn đoàn: xã Ea Trul và trao nhiều giải cá nhân, giải đồng đội cho các vận động viên, đơn vị đạt thành tích.

Giải Việt dã huyện Krông Bông được tổ chức thường niên nhằm phát triển, nâng cao chất lượng phong trào thể dục - thể thao trong mọi tầng lớp nhân dân, công nhân, viên chức, học sinh với mục tiêu “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ”; “Khỏe để lập nghiệp và giữ nước”. Thông qua giải đấu, Ban tổ chức chọn những vận động viên có thành tích xuất sắc nhất để luyện tập tham gia Giải Việt dã tỉnh.

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.