Multimedia Đọc Báo in

Bamepharm - Vững bước một hành trình

08:06, 18/01/2023

Công ty Cổ phần Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk được thành lập ngày 14/4/1976 theo Quyết định số 28/QĐ-TC của UBND tỉnh Đắk Lắk với tên gọi ban đầu là Công ty Dược phẩm Đắk Lắk, có nhiệm vụ cung ứng thuốc, đảm bảo vai trò hậu cần cho hệ thống điều trị sau ngày giải phóng miền Nam.

Năm 2003, thực hiện chủ trương của Chính Phủ, Công ty Dược phẩm Đắk Lắk tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk (Bamepharm).

Với chiến lược phát triển hài hòa mục tiêu kinh doanh và phục vụ, đồng thời đảm bảo việc làm, không ngừng nâng cao đời sống cho người lao động gắn với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp, Bamepharm đã xây dựng được uy tín thương hiệu, phục vụ hàng hóa đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng. Từ đó, công ty đã nhận được nhiều sự đầu tư, hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp đối tác, khách hàng trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Trải qua 47 năm hình thành và phát triển, đặc biệt là giai đoạn sau 20 năm cổ phần hóa, Bamepharm không chỉ trở thành doanh nghiệp số 1 trên thị trường dược khu vực miền Trung - Tây Nguyên về hệ thống bán lẻ trực tiếp mà hơn thế, Bamepharm tự hào vì đã và đang mang trên mình “sứ mệnh phụng sự”, chuyển từ tư duy quản lý sang tư duy phục vụ và chuyển từ tư duy phục vụ sang cung cấp dịch vụ.

Bên cạnh thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, Bamepharm đã có nhiều hoạt động cộng đồng thiết thực.

Bamepharm hiện có hệ thống phân phối bán lẻ trực tiếp thuốc, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm lớn nhất khu vực Tây Nguyên với hơn 300 đối tác, nhà cung cấp trên cả nước, hơn 800 nhà thuốc, quầy thuốc trực tiếp bán lẻ được đầu tư trang thiết bị theo tiêu chuẩn GPP và quản lý trên phần mềm và là một trong những đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực vật tư y tế nộp ngân sách nhà nước cao nhất tại Đắk Lắk.

Năm 2022, mặc dù hoạt động trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đặc biệt, đến ngày 31/11, nộp ngân sách nhà nước của công ty đạt 102%; thu nhập bình quân người lao động đạt 105%. Trước tình hình kinh tế khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch bệnh, Bamepharm luôn cố gắng đảm bảo thu nhập cho người lao động tăng và ổn định với mức lương bình quân là 7,3 triệu đồng/người/tháng. Với chế độ lương và các đãi ngộ thích đáng, đội ngũ cán bộ, nhân viên, người lao động tại Bamepharm hoàn toàn có thể yên tâm công tác và tiếp tục đóng góp vì sự phát triển của công ty theo đúng phương châm “Trung thực, chủ động, sáng tạo, trách nhiệm, kết nối, dũng cảm”; hoàn thành sứ mệnh của cả hệ thống trong việc cung ứng thuốc, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm để phục vụ tốt nhất công tác chăm sóc sức khỏe - điều trị bệnh cho nhân dân trong tỉnh và khu vực…

Bên cạnh việc kinh doanh, Bamepharm còn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương như Quỹ Xóa đói giảm nghèo, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, phòng, chống thiên tai lũ lụt với số tiền hàng trăm triệu đồng. Đặc biệt, trong tình hình dịch COVID-19, công ty đã vận chuyển hàng trăm tấn hàng hóa thuốc men, vật tư y tế phục vụ người dân hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.

Với vai trò của một doanh nghiệp dược lớn nhất khu vực, Bamepharm có những hỗ trợ rất lớn cho ngành y tế địa phương.

Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, Bamepharm sẽ tập trung đầu tư thêm cơ sở vật chất để phát triển mạng lưới bán lẻ; cải tiến phương pháp quản lý, tăng cường chất lượng lao động nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí. Đồng thời, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; phấn đấu hoàn thành ngày càng tốt hơn trong việc cung ứng thuốc, vật tư y tế, hóa phẩm, sinh phẩm để phục vụ tốt nhất công tác chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh cho người dân trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Bác sĩ Phan Thành Trinh
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược - Vật tư y tế Đắk Lắk
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.