Multimedia Đọc Báo in

Phát triển đội ngũ doanh nhân tỉnh Đắk Lắk ngày một lớn mạnh về số lượng, chất lượng

16:02, 23/01/2024

Tỉnh ủy vừa ban hành Chương trình số 46-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới” (gọi tắt là Chương trình).

Chương trình đưa ra mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nhân tỉnh Đắk Lắk ngày một lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hóa kinh doanh mang bản sắc dân tộc; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc, từng bước xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên.

Mục tiêu đến năm 2030, phát triển đội ngũ doanh nhân tỉnh Đắk Lắk có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu ngày càng có nhiều doanh nghiệp (DN) đạt tầm khu vực, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt của tỉnh; một số DN có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp của tỉnh, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.

Tầm nhìn đến năm 2045, phát triển đội ngũ doanh nhân tỉnh Đắk Lắk có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu phát triển của địa phương và đất nước, thu nhập cao, có vị thế, uy tín trong khu vực và quốc tế. Phấn đấu ngày càng có nhiều DN có thương hiệu của Việt Nam, khu vực và thế giới, dẫn dắt một số chuỗi cung ứng, giá trị toàn cầu.

Một doanh nghiệp
Một doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột năm 2023. Ảnh minh họa.

Để đạt được mục tiêu, Chương trình đưa ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, gồm: nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện các mục tiêu phát triển của địa phương và đất nước; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, DN phát triển và cống hiến; phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển trong thời kỳ mới; xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển địa phương, đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tăng cường đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò của các tổ chức đại diện cho đội ngũ doanh nhân, DN trên địa bàn tỉnh; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, các cấp ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đảng trong các cơ quan hành chính sự nghiệp… tổ chức quán triệt, tuyên truyền về Nghị quyết số 41 và chương trình trên. Đồng thời, tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 41 và chương trình này đảm bảo phủ hợp với từng địa phương, đơn vị.

Khả Lê

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.