Multimedia Đọc Báo in

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh

09:16, 06/03/2024

Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh vừa ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của BCH Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu  sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới”.

Chương trình đề ra mục tiêu đến năm 2030 triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách xã hội; đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển xã hội gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Tầm nhìn đến năm 2045 tỉnh Đắk Lắk có hệ thống chính sách xã hội phát triển toàn diện, bền vững, tiến bộ và công bằng; nguồn nhân lực có chất lượng; văn hóa, y tế, giáo dục phát triển; an sinh và phúc lợi xã hội cho Nhân dân được bảo đảm; đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của Nhân dân đạt mức khá của cả nước.

a
Người dân huyện Krông Pắc tìm hiểu chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện. (Ảnh minh họa)

Để đạt mục tiêu đề ra, Chương trình đề ra nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: chú trọng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của chính sách xã hội; Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, số hóa quy trình quản lý và tổ chức thực hiện chính sách xã hội; Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm bền vững cho người lao động.

Xây dựng hệ thống an sinh xã hội bảo đảm định hướng XHCN, không để ai bị bỏ lại phía sau, đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện; nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân bảo đảm mọi người dân được tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ xã hội cơ bản có chất lượng; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ xã hội; đẩy mạnh hợp tác và tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm quốc tế; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị- xã hội…

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(Video) Nâng cao vai trò, tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Buôn Đôn
Sau 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Buôn Đôn.