Multimedia Đọc Báo in

Đại hội đại biểu Hội Người mù thị xã Buôn Hồ lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025

18:40, 28/12/2021

Chiều 28/12, Hội Người mù thị xã Buôn Hồ đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025.

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Hội Người mù thị xã đã thực hiện tốt việc chăm sóc, giúp đỡ, hỗ trợ hội viên; tạo cầu nối giữa người mù với cộng đồng xã hội; các hội viên luôn nỗ lực, vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống; xóa bỏ mặc cảm, tự tin hòa nhập cộng đồng.

Theo đó, trong 5 năm qua, Hội đã kêu gọi, vận động và nhận được 2.267 suất quà với trị giá trên 680 triệu đồng và các nhu yếu phẩm hỗ trợ hội viên người mù trong các dịp lễ, tết và những lúc gặp khó khăn do thiên tai, hoạn nạn; kịp thời giải quyết các chế độ trợ cấp thường xuyên cho hơn 40 hội viên; vận động hỗ trợ xây dựng 1 căn nhà “Mái ấm tình thương” cho 1 hội viên trị giá 50 triệu đồng…

Ban Chấp hành mới ra mắt đại hội
Ban Chấp hành mới ra mắt đại hội.

Ngoài ra, Hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội giải quyết cho 22 lượt hộ vay vốn phát triển kinh tế, tạo việc làm với tổng số tiền trên 400 triệu đồng; tổ chức sản xuất 61.000 gói tăm tre và kêu gọi các trường học mua ủng hộ với sô tiền thu được trên 300 triệu đồng… Hiện nay, Hội Người mù thị xã có 92 hội viên.

Nhiệm kỳ 2020-2025, Hội Người mù thị xã phấn đấu kêu gọi hỗ trợ xây dựng 3 nhà “Mái ấm tình thương”; tạo việc làm mới cho 22 hội viên có thu nhập ổn định từ 2 triệu đồng/tháng trở lên; mở cơ sở sản xuất tăm tre, cơ sở làm nhang tạo việc làm thường xuyên cho từ 7 đến 12 lao động là hội viên người mù; tiêu thụ được 70.000 gói tăm tre trong các trường học; mở cơ sở xoa bóp, bấm huyệt cổ truyền giải quyết việc làm cho khoảng 2-3 hội viên với mức lương từ 2 đến 3 triệu đồng trở lên/tháng…

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội Người mù thị xã nhiệm kỳ 2021-2025 gồm 5 thành viên, ông Cao Ngọc Trung tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội.

Thúy Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.