Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Ana: Thu ngân sách năm 2021 đạt 138,64% dự toán tỉnh giao

10:47, 26/12/2021

Trong 2 ngày 24 và 25/12, HĐND huyện Krông Ana khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 3 nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2021; phương hướng, nhiệm vụ năm 2022.

Năm 2021, huyện đã tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đề ra nhiều biện pháp, giải pháp để tăng thu ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng nông thôn mới và giữ gìn trật tự đô thị, giao thông, môi trường, quản lý đất đai.

Theo đó, thu cân đối ngân sách năm 2021 ước đạt 94 tỷ đồng, đạt 138,64% so với dự toán tỉnh giao và 127,37% so với dự toán HĐND huyện giao, tăng 11,25% so với năm 2020. Toàn huyện đã gieo trồng trên 30.500 ha cây trồng các loại; tổng sản lượng lương thực ước đạt trên 94.000 tấn.

Các đại biểu tham dự kỳ họp
Các đại biểu tham dự kỳ họp.

Toàn huyện có 124/133 tiêu chí nông thôn mới (đạt 93,32%), tăng 6 tiêu chí so với cuối năm 2020. Các chính sách an sinh xã được thực hiện đầy đủ, kịp thời. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Quân sự, quốc phòng địa phương được tăng cường; công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền, phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tập trung chỉ đạo và có nhiều chuyển biến tích cực.  

Tại kỳ họp, HĐND huyện đã nghe các báo cáo, tờ trình của các cơ quan chức năng theo luật định; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn các vấn đề mà cử tri và nhân dân quan tâm. Đồng thời, HĐND huyện cũng đã xem xét, thông qua chương trình công tác năm 2022: giám sát triển khai thực hiện các chính sách pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội các buôn đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2020 - 2025; xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri; theo dõi việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; xây dựng kế hoạch học tập, trao đổi kinh nghiệm cho đại biểu HĐND huyện với các đơn vị...

Vân Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.