Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư Kuin: Chuyển từ cưỡng chế sang hỗ trợ theo nguyện vọng của người dân

10:47, 30/05/2022

UBND huyện Cư Kuin cho biết, tính đến chiều 29/5, Ban thực hiện cưỡng chế đã tiến hành phá dỡ toàn bộ 55/64 công trình xây dựng trái phép, sử dụng đất sai mục đích do Công ty TNHH MTV Cà phê Việt Thắng quản lý thuộc thôn 8 và thôn 13, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin.

Theo phương án chi tiết UBND huyện Cư Kuin đã ban hành, công tác cưỡng chế được chia làm 3 đợt: đợt 1 bắt đầu từ 8 giờ ngày 27/5/2022 cưỡng chế 5 trường hợp có công trình vi phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên, viên chức; đợt 2 bắt đầu từ 8 giờ ngày 28/5 đến 17 giờ ngày 29/5/2022 cưỡng chế 30 công trình vi phạm; đợt 3 bắt đầu từ 8 giờ ngày 30/5 đến 17 giờ ngày 31/5/2022 cưỡng chế 29 công trình vi phạm. 

th
Các lực lượng giúp người dân tháo dỡ và vận chuyển tài sản khỏi công trình xây dựng trái phép.

Tuy nhiên, trước thời điểm thực hiện cưỡng chế 1 ngày, đã có 46/58 hộ dân tự giác tháo dỡ công trình vi phạm và đề xuất được chính quyền các cấp hỗ trợ nhân lực, vật lực di chuyển đồ đạc, tháo dỡ mái tôn để giảm bớt tổn thất về tài sản.

Theo ông Võ Tấn Huy, Chủ tịch UBND huyện Cư Kuin, Trưởng Ban chỉ đạo cưỡng chế, trong ngày đầu thực hiện cưỡng chế dù vấp phải phản ứng của một số hộ dân nhưng các lực lượng đã tuyên truyền, giải thích, vận động và kiên quyết thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.

Sau buổi đầu tiên thực hiện cưỡng chế, Ban chỉ đạo cưỡng chế cũng đã tổ chức họp rút kinh nghiệm với các bộ phận để triển khai công việc một cách hiệu quả. Qua công tác nắm tình hình, nhận thấy nhu cầu được giúp đỡ của người dân gia tăng, Ban chỉ đạo cũng đã quyết định tăng cường thêm nhân công và ca máy để tháo dỡ công trình vi phạm.

th
Lực lượng cưỡng chế hướng dẫn người dân thực hiện ký biên bản tự nguyện thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả với các công trình xây dựng trái phép.

Ban Chỉ đạo cũng đã linh hoạt chuyển trạng thái từ cưỡng chế sang hỗ trợ đối với các hộ dân chưa tới thời gian thực hiện cưỡng chế, nhưng tự giác tháo dỡ công trình vi phạm và có nguyện vọng được lực lượng chức năng giúp đỡ. UBND huyện cũng tiến hành ký biên bản tự nguyện thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả với những trường hợp đồng ý để các lực lượng hỗ trợ tháo dỡ, vận chuyển tài sản và phá dỡ công trình vi phạm trước thời hạn cưỡng chế theo quyết định UBND huyện đã ban hành một cách tự nguyện, công khai, minh bạch, tránh khiếu kiện về sau.

“Theo phương án cưỡng chế đề ra ban đầu, ngày 29/5 UBND huyện sẽ hoàn thành cưỡng chế 35/64 công trình xây dựng trái phép (tổng của đợt 1 và đợt 2), tuy nhiên nhờ sự nỗ lực của các lực lượng tham gia công tác cưỡng chế cùng sự hợp tác của người dân, hiện có 64/64 công trình đã được tháo dỡ, trong đó có 55/64 công trình được phá bỏ toàn bộ, trả lại hiện trạng đất ban đầu. Đáng mừng là 100% công trình vi phạm đều đã được người dân chủ động tháo dỡ hoặc đề xuất các lực lượng giúp đỡ, giảm bớt thiệt hại về tài sản cho người dân.”, ông Võ Tấn Huy thông tin thêm.

Hồng Chuyên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.