Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea Kar

Triển khai Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” năm 2022

16:21, 04/08/2022

Ngày 4/8, UBND huyện Ea Kar đã tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” năm 2022 (gọi tắt là Chương trình).

Tại hội nghị, đại biểu đã được giới thiệu các hoạt động của Chương trình năm 2022; sự cần thiết đầu tư vệ sinh, nước sạch nông thôn; kết quả hoạt động Chương trình trên địa bàn huyện giai đoạn 2018 - 2021; kế hoạch truyền thông thay đổi hành vi, nâng cao năng lực, hoạt động kiểm tra và đánh giá Chương trình năm 2022.

Khu vực nhà vệ sinh của Trường Tiểu học Lê Lợi (xã Cư Huê) được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả.
Khu vực nhà vệ sinh của Trường Tiểu học Lê Lợi (xã Cư Huê) được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả. (Ảnh minh họa).

Chương trình được triển khai tại 10 xã trên địa bàn huyện Ea Kar gồm: Cư Huê, Ea Păl, Cư Ni, Cư Yang, Ea Tih, Ea Sar, Cư Prông, Ea Ô, Cư Elang và Xuân Phú.

Các xã đã xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện giám sát Chương trình, tổ chức tập huấn cho các đối tượng, tập trung truyền thông thay đổi hành vi nhằm tăng tỷ lệ người dân sử dụng nhà tiêu hợp về sinh và nước sạch.

Đến nay, toàn huyện có 68,5% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh; 80,6% số hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh; 10 xã tham gia Chương trình đều đã được công nhận đạt tiêu chuẩn “Vệ sinh toàn xã” giai đoạn 2018 – 2021. 

Năm 2022, huyện Ea Kar tiếp tục thực hiện nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát, theo dõi và đánh giá Chương trình tại 5 xã gồm: Ea Ô, Ea Sar, Cư Prông, Cư Elang và Xuân Phú để được công nhận đạt “Vệ sinh toàn xã” bền vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt được.

 Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.