Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea Kar: Thực hiện các khâu đột phá về ngoại ngữ, công nghệ thông tin và hoạt động trải nghiệm

11:27, 05/10/2022

Để thực hiện các khâu đột phá về công nghệ thông tin, ngoại ngữ và hoạt động trải nghiệm trong ngành giáo dục - đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong năm học 2022 - 2023, huyện Ea Kar tập trung nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh các cấp học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong ngành giáo dục huyện; tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với môi trường và văn hóa cho học sinh tại các trường học.

Cụ thể, để nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh, huyện Ea Kar triển khai chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non; trang bị đồ dùng, thiết bị học tập để xây dựng môi trường học mở bằng song ngữ cho trẻ mầm non ở 5 trường thực hiện điểm; xây dựng môi trường học tiếng Anh mở bằng việc tiếng Anh hóa các bảng biểu, khẩu hiệu, nội quy; hướng dẫn học sinh tự tạo môi trường học tập bằng cách thành lập các câu lạc bộ, nhóm giao tiếp bằng tiếng Anh, trang trí lớp học bằng hình thức song ngữ...

dgdfgf
Khu vườn rau xanh giúp trẻ trải nghiệm và tìm hiểu kiến thức về thiên nhiên, cuộc sống tại Trường Mầm non Bông Sen (xã Ea Tih, huyện Ea Kar). 

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong ngành giáo dục, huyện Ea Kar tập trung nâng cấp hạ tầng thiết bị công nghệ thông tin; hỗ trợ giáo viên khai thác học liệu điện tử trên internet; nâng cấp hệ thống đường truyền internet, wifi tại các trường học, điểm trường; trang bị sim CA (chữ ký số) để thực hiện nội dung chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục; xây dựng, triển khai phần mềm quản lý hành chính trường học, hỗ trợ các trường học số hóa quy trình quản lý văn bản nhà trường; xây dựng kho học liệu số và thiết bị dạy học phục vụ chuyển đổi số của ngành giáo dục - đào tạo huyện Ea Kar.

Đối với nhiệm vụ tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với môi trường và văn hóa cho học sinh tại các trường học, huyện Ea Kar tập trung xây dựng vườn thực nghiệm gắn với trải nghiệm môi trường; xây dựng vườn rau sạch; tổ chức sinh hoạt các câu lạc bộ gắn với bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc; tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế, giúp học sinh hình thành kiến thức về đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, các di tích lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Tổng kinh phí để thực hiện các nội dung trên khoảng 2 tỷ đồng; trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 1,5 tỷ đồng, phần kinh phí còn lại giao cho các trường bố trí từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.