Multimedia Đọc Báo in

Đoàn học viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nghiên cứu thực tế tại huyện Ea H’Leo

10:16, 23/02/2023

Chiều 22/2, lãnh đạo huyện Ea H’leo đã làm việc với Đoàn nghiên cứu thực tế lớp Cao cấp lý luận chính trị K72.B12 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh do TS. Đặng Kim Oanh, Tổng Biên tập Tạp chí Lịch sử Đảng làm trưởng đoàn.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND hyện Ea H’leo Phạm Văn Khôi đã thông tin về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, tình hình phát triển kinh tế - xã hội; các dự án lớn đang triển khai trên địa bàn huyện, như: nhà máy điện gió Ea Nam; tuyến đường tránh trung tâm; hồ Ea Khal…

A
Đoàn nghiên cứu thực tế lớp Cao cấp lý luận chính trị của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trao bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huyện Ea H'leo.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Hà hy vọng với những thông tin mà UBND huyện cung cấp sẽ giúp các thành viên trong đoàn có thêm nhiều tư liệu để hoàn thành các đề tài thực tế. Các cơ quan, ban ngành huyện sẵn sàng tạo điều kiện, cung cấp thông tin, bảo đảm yêu cầu công tác nghiên cứu của đoàn.

A
Đoàn nghiên cứu thực tế lớp Cao cấp lý luận chính trị của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh hỗ trợ 40 triệu đồng xây nhà Tình nghĩa trên địa bàn huyện Ea H'leo.

TS. Đặng Kim Oanh, Trưởng đoàn nghiên cứu bày tỏ cảm ơn lãnh đạo huyện đã dành thời gian tiếp đoàn và cung cấp các thông tin quan trọng, tạo điều kiện để các học viên nghiên cứu các đề tài viết báo cáo hoàn thành khóa học. Đồng thời, mong muốn sau chuyến đi thực tế lần này, các học viên và các phòng, ban, địa phương trong huyện sẽ tiếp tục kết nối, trao đổi thông tin về chuyên môn, góp phần phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Nhân dịp này, Đoàn nghiên cứu tặng huyện Ea H’leo bức ảnh chân dung về Chủ tịch Hồ Chí Minh và 40 triệu đồng xây nhà Tình nghĩa.

Gia Bảo


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.