Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea Kar: Triển khai công tác phát triển Bảo hiểm xã hội

17:01, 07/04/2022

Sáng 7/4, UBND huyện Ea Kar tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phát triển người tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2022.

Năm 2021 tổng số đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn huyện hơn 118 nghìn người, đạt 82,7%. Trong đó, hơn 5.000 người lao động và  sử dụng lao động; hơn 3.300 người do tổ chức BHXH đóng; hơn 62.600 người do ngân sách Nhà nước đóng; gần 19.200 người do Nhà nước hỗ trợ mức đóng (là học sinh, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình) và hơn 26.000 người tham gia BHYT hộ gia đình. Phát triển BHXH tự nguyện tính đến 31/12/2021 có 1.616 người tham gia, tăng 915 người so với năm 2020.

Ông Trần Thiện Tuấn Giám đốc BHXH huyện Ea Kar phát biểu tại hội nghị trực tuyến.
Ông Trần Thiện Tuấn - Giám đốc BHXH huyện Ea Kar phát biểu tại hội nghị trực tuyến.

Năm 2022, huyện Ea Kar phấn đấu tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 92,57%; số người tham gia BHXH bắt buộc đạt 5.464; số người tham gia bảo hiểm tự nguyện (BHTN) đạt 4.684; số người tham gia BHXH tự nguyện đạt 2.700; thu BHXH, BHYT, BHTN 145.101 tỷ đồng và tỷ lệ nợ dưới 0,89%.

Ngoài ra, BHXH huyện sẽ thực hiện chế độ chính sách và chi trả đảm bảo chính xác kịp thời cho người tham gia; tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp kiểm soát chi phí, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện giao dịch điện tử đạt 100%  các đơn vị tham gia bảo hiểm.

Để đạt mục tiêu này, BHXH huyện có kế hoạch tham mưu cho UBND huyện phân bổ chỉ tiêu cho các xã, thị trấn, đại lý thu; tăng cường phối hợp kiểm tra các doanh nghiệp trong thực hiện chính sách bảo hiểm; giải quyết chi trả kịp thời, đúng quy định các chế độ chính sách, đào tạo và mở rộng các hệ thống đại lý thu... Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức.

Khánh Huyền


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.