Multimedia Đọc Báo in

Công an huyện Cư M’gar tích cực phối hợp triển khai thực hiện Đề án 06

09:34, 03/08/2022

Thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06) ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Công an huyện Cư M’gar đã phối hợp với các ngân hàng, các đơn vị viễn thông trên địa bàn nhằm chuẩn hóa thông tin thuê bao, tích hợp tài khoản ngân hàng vào tài khoản định danh điện tử.

Ngoài ra, còn hỗ trợ xác nhận thông tin, xác thực thông tin thuê bao của công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân mở tài khoản dịch vụ công quốc gia. 

Đến thời điểm hiện tại, Công an huyện Cư M’gar đã thu nhận 136.923 hồ sơ căn cước công dân (CCCD); trong đó hồ sơ CCCD đính kèm tài khoản định danh điện tử là 4.858 trường hợp, số tài khoản định danh điện tử đã có thẻ CCCD đối với công dân sinh năm 2004 - 2007 là 687 hồ sơ. Các đơn vị viễn thông đã chuẩn hóa thông tin cho 315 thuê bao, phát triển mới 110 thuê bao; các ngân hàng đã phát triển được 419 tài khoản.

1
Người dân và đại diện doanh nghiệp thực hiện các bước để sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Thời gian tới, Công an huyện tiếp tục phối hợp với các đơn vị viễn thông, ngân hàng cũng như các đơn vị liên quan như: Bảo hiểm xã hội, y tế… để triển khai tốt các nhiệm vụ của Đề án 06 trên địa bàn huyện.

Được biết, ngày 6/1/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án 06. Mục tiêu tổng thể của Đề án là để phục vụ 5 nhóm tiện ích gồm: phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Thế Hùng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.